Bài tập vẽ 3D part và lắp ráp assembly trong Inventor - Phần 2
Bài tập vẽ 3D part và lắp ráp assembly trong Inventor - Phần 2, (có thể dùng được cho Solidworks, Catia, NX, Creo...) đây là 1 tài liệu để vẽ 3d part và lắp ghép các chi tiết thành cụm hoàn chỉnh, để bóc tách, phân rã hay mô phỏng chuyển động
Bài tập vẽ 3D part và lắp ráp assembly trong Inventor - Phần 2
Bài tập vẽ 3D part và lắp ráp assembly trong Inventor - Phần 2
Phần mềm SolidWorksInventor có modul assembly là môi trường làm việc với mô hình lắp ráp với các chức năng cơ bản sau: tạo mô hình lắp ráp, mô phỏng quá trình lắp ráp, mô phỏng hoạt động, chuyển động... Bài tập lắp ráp này không chỉ dùng được cho Inventor mà nó còn được áp dụng cho các phần mềm 3D cơ khí khác như: Solidworks, Creo, Caita, NX, AutoCAD 3D, SolidEdge, Fusion 360, Onshape...
Assembly là môi trường lắp ráp. Các chi tiết máy được thiết kế trong môi trường Part sẽ được đưa vào lắp ráp trong môi trường Assembly để tạo thành cụm chi tiết máy hay tổ hợp, khi đó các chi tiết này còn được gọi là thành phần của tổ hợp. Chế độ làm việc Assembly của Solidworks được sử dụng để lắp ghép từng bộ phận của chi tiết lại với nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Từng bộ phận trong môi trường Assembly vẫn duy trì được tính liên kết của nó với các bộ phận riêng biệt của chúng. Do vậy trong chế độ Part nếu có chỉnh sữa thì các chi kích thước đó sẽ được cập nhật trong Assembly và ngược lại.
Vào trang Assembly, chọn kiểu ràng buộc trong mục Type, với 5 lựa chọn:
- Mate: Tạo ràng buộc các điểm, cạnh, mặt phẳng của chi tiết với nhau (có thể ràng buộc với các trục chuẩn, các mặt phẳng chuẩn và gốc tọa độ của hệ thống).
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm:
Mate: Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn ngượchướng nhau (Áp sát hai đối tượng vào nhau).
Flush: Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn cùng hướng (Hai đối tượng được chọn ngang hàng nhau).
+ Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô
- Angle: Tạo ràng buộc giữa hai mặt phẳng hoặc hai cạnh của chi tiết hợp với nhau một góc nhất định.
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn hướng tạo góc trong mục Solution.
+ Nhập góc nghiêng giữa hai đối tượng vào ô
- Tangent: Tạo ràng buộc tiếp xúc giữa các mặt trụ, côn, cầu với nhau hoặc tiếp xúc giữa chúng với mặt phẳng.
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn dạng tiếp xúc trong mục Solution, gồm:
Inside: Tiếp xúc trong.
Outside:Tiếp xúc ngoài.
+ Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô
- Insert: Tạo ràng buộc đồng trục giữa các khối trụ, khối nón hoặc khối cầu.
Ràng buộc Insert bao gồm ràng buộc Mate giữa hai trục và ràng buộc Mate giữa hai mặt của các chi tiết.
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn đường tròn hoặc cung tròn trên các đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm:
Opposed: Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn áp vào nhau.
Aligned: Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn ngang hàng nhau.
+ Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô
- Symmetry: Tạo ràng buộc một đối tượng nằm giữa hai đối tượng.
Sử dụng công cụ lần lượt chọn ba đối tượng cần ràng buộc. Đối tượng 1 và đối tượng 2 thuộc hai chi tiết khác nhau, đối tượng 3 nằm giữa hai đối tượng còn lại.
Bước 3: Chuyển sang trang Motion, tạo mối quan hệ chuyển động tương đối giữa các đối tượng với nhau, bao gồm 2 lựa chọn sau:
- Rotation: Tạo ràng buộc quay giữa hai đối tượng giống như hai bánh răng chuyển động ăn khớp với nhau.
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm:
Forward: Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau.
Reverse: Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau.
+ Nhập tỉ số truyền động của hai đối tượng vào ô. Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ quay năm vòng, nếu nhập giá trị là 0,5 thì đối tượng 1 quay một vòng (360 độ) còn đối tượng 2 sẽ quay nửa vòng (180 độ).
- Rotation-Translation : Tạo ràng buộc quay và tịnh tiến giữa hai đối tượng giống như chuyển động ăn khớp giữa bánh răng và thanh răng.
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm:
Forward: Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau.
Reverse : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau.
+ Nhập khoảng cách dịch chuyển tương đối giữa hai đối tượng vào ô .Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ tịnh tiến 5mm.
Bản vẽ chi tiết của một vài part trong cơ cấu, phần này sẽ cung cấp kích thước cũng như hình dạng 3D để các bạn tiện thực hành, các bạn tải về ở cuối bài viết này.
Bản vẽ phân rã các chi tiết theo trình tự để chuẩn bị cho quá trình xuất video mô phỏng tháo lắp của cơ cấu
Bản vẽ tổng thể, phối cảnh của cụm cơ cấu trong bài tập lắp ráp
Source: vapeuretmodelesavapeur
Giới thiệu đến các bạn Kênh Youtube học CAD-CAM-CNC MIỄN PHÍ (đặt biệt là Solidworks, Inventor, Autocad, Mastercam...)
Video hướng dẫn mô phỏng cánh tay robot
Tải đầy đủ các chi tiết của bài tập vẽ 3D part và lắp ráp assembly trong Inventor - Phần 2
mật khẩu giải nén (nếu có) là hoccokhi.vn
Tải thêm bài tập lắp ráp phần 1
Gợi ý địa chỉ học Inventor uy tín và chất lượng
Nếu bạn đang có ý định học inventor và đang phân vân đâu là chỗ học uy tín và chất lượng thì hãy đến với chúng tôi HỌC CƠ KHÍ, các bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên môn về inventor với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hướng dẫn một cách tận tình, cung cấp đầy đủ các tài liệu, giáo trình và được hỗ trợ tối đa khi tham gia khóa học, tại đây chúng tôi cam kết chất lượng giảng dạy chất lượng, hiệu quả, nếu học viên không hài lòng thì bên trung tâm sẽ hoàn học phí như đúng cam kết.
Nếu các bạn ở xa, không có quá nhiều thời gian hoặc thời gian không cố định để có thể đến học trực tiếp tại trung tâm, thì tại đây chúng tôi có đào tạo khóa học Inventor online nhằm giúp các bạn tiết kiệm được thời gian nếu ở quá xa. HỌC CƠ KHÍ luôn tạo điều kiện và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của các bạn.
Trung tâm đào tạo Inventor Học Cơ Khí
Chi nhánh 1: 17 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Bình, TpHCM
Chi nhánh 2: 58 Hữu Nghị, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: hoccokhi.info@gmail.com
Website: www.hoccokhi.vn
Facebook: https://www.facebook.com/HocCoKhi
Kênh Youtube: Học Cơ Khí
Hotline: 033 666 2767