Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí
Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí tại Việt Nam, sinh viên tại các trường kỹ thuật cần trang bị những kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí như thế nào? Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí nào là quan trọng nhất
Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí
Ở các trường Đại học, cao đẳng có ngành kỹ thuật gần như không tư vấn cho các bạn sinh viên của mình về kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí. Thì hôm nay trung tâm Học Cơ Khí sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ điều này và hy vọng các bạn sẽ lựa chọn cho mình một kế hoạch đúng đắn và hợp lý nhất nhé!
Trong thực tế hiện nay, các kỹ sư cơ khí thật sự cần thiết trong mọi ngành công nghiệp. Bất cứ ở đâu có các vấn đề kỹ thuật liên quan đến năng lượng, chuyển động, cơ, ở đó đều cần các kỹ sư cơ khí có mặt để giải quyết. Tốt nghiệp một khóa học Cử nhân, Kỹ sư hoặc Thạc sĩ Cơ khí đều có thể đem lại cho bạn những kỹ năng cơ bản của ngành như nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, máy móc,... Bên cạnh những kiến thức cơ bản đó, điều làm nên sự khác biệt giữa một kỹ sư cơ khí giỏi và một kỹ sư cơ khí ở mức trung bình khá đó chính là năng lực, thái độ và quang trọng hơn hết là kỹ năng làm việc. Như vậy, đâu là kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Những yếu tố cần thiết đối với một kỹ sư cơ khí
Trước khi xác định đâu là kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí thì bạn phải đảm bảo trước những điều cơ bản sau đây:
Bạn yêu thích nghề nghiệp bạn đã chọn
Một trong những điều quan trọng nhất khi chọn một ngành nghề nào đó là sở thích và sự đam mê của bạn, chứ đừng chỉ vì nghề nghiệp đó có mức thu nhập cao. Kỹ thuật Cơ khí là một ngành rất khó, đòi hỏi rất nhiều sự tâm huyết và cống hiến cũng như những kỹ năng nhất định trong khoa học và kinh tế kỹ thuật. Nếu không đam mê thật sự, bạn sẽ dễ vấp phải sự nản lòng trong quá trình học tập.
Luôn biết tìm tòi và nâng cao tay nghề từ thực tiễn
Một người kỹ sư cơ khí nếu muốn nâng cao tay nghề và thành công sẽ không bao giờ chỉ biết những điều gói gọn trong sách vở, lý thuyết mà thay vào đó họ sẽ luôn dùng thời gian rảnh của mình để tìm tòi, ứng dụng và khám phá qua tất cả những vật dụng xung quanh mình, chẳng hạn như tìm cách khắc phục những lỗi hỏng của những vật dụng quen thuộc khác như bóng đèn, quạt máy,…để từ đó họ có thể nâng cao kỹ năng và ứng dụng được những lý thuyết học được một cách linh động hơn.
Có tinh thần hợp tác, chịu được áp lực công việc cao và khả năng làm việc theo nhóm
Đây là một ngành có khối lượng công việc rất nhiều cộng thêm sự phức tạp của nó, chính vì vậy công việc này đòi hỏi sự góp sức của rất nhiều người. Những người tham gia, ngoài năng lực làm việc độc lập thì phải có khả năng làm việc theo nhóm, góp phần sức của mình để hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy có thể nói kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí.
Cẩn thận và kiên trì
Riêng đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là một yêu cầu không thể thiếu được vì nếu không cẩn thận, cẩu thả, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình làm việc. Chỉ vì một sai lầm nhỏ của kỹ sư cơ khí có thể làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến chất lượng, thu nhập hay thậm chí là uy tín của cả một công ty lớn.
Kỹ năng cần thiết đối với kỹ sư cơ khí
Một kỹ sư cơ khí sẽ tham gia vào các giai đoạn của công trình công nghiệp như sau:
Đầu tiên là thiết kế dự án, sau đó sẽ xây dựng, quản lí chất lượng của công trình cũng như quản lý dự án. Sau khi xây dựng dự án, các kỹ sư cần phải tiến hành dự án và cuối cùng là bảo dưỡng nó.
Các kỹ năng công việc cần có của một kỹ sư cơ khí
- Một trong những kỹ năng quan trọng đối với kỹ sư cơ khí đó chính là khả năng thiết kế: thiết kế bản vẽ chi tiết 2D và 3D Autocad, thiết kế chi tiết các máy móc hệ thống thiết bị nhà xưởng và dây chuyền công nghệ lò công nghiệp, thiết kế các sản phẩm cơ khí, quản lý bộ phận cơ khí
- Bên cạnh đó, việc bóc tách các bản vẽ, liệt kê các yêu cầu vật tư, tính toán, phân tích và thiết kế nguyên lý, kết cấu thiết bị, máy móc hay xây dựng các bản mô tả về hệ thống thiết bị, máy móc, đảm bảo đạt yêu cầu và đề xuất việc thực hiện thiết kế cải tiến cũng là kỹ năng không thể thiếu
- Kỹ sư cơ khí cũng cần phải kết hợp với bộ phận sản xuất và chế tạo để hoàn thành dự án. Sau đó, phải kiểm tra và lắp ráp máy móc và thiết bị theo bản vẽ thiết kế, lập quy trình công nghệ chế tạo. Và cuối cùng là cập nhật và hoàn thiện các bộ bản vẽ thiết kế
Những phần mềm cần thiết đối với kỹ sư cơ khí
Biết sử dụng phần mềm cũng là một trong những kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí. Sau đây là 4 nhóm phần mềm chính đối với kỹ sư cơ khí:
- Phần mềm 2D: AutoCAD, ProgeCAD,…
- Phần mềm 3D hạng trung: đối với phần mềm 3D này thì các bạn có thể tham khảo 2 phần mềm cơ khí nổi bật đó chính là SolidWorks và Inventor.…
- Phần mềm 3D cao cấp: NX (Unigraphic), Catia, Pro-engineer(Creo)
- Phần mềm chuyên lập trình CAM
Sử dụng SolidWorks – Kỹ năng không thể thiếu đối với kỹ sư cơ khí
Nếu nhắc đến thương hiệu nổi danh trong lĩnh vực chuyên cung cấp phần mềm thiết kế 3D cơ khí thì các kỹ sư cơ khí hoàn toàn có thể tham khảo cũng như đặt niềm tin vào phần mềm cơ khí nổi bật đó chính là SolidWorks. Và việc sử dụng thành thạo công cụ này cũng là một trong những kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí.
Phần mềm 3D cơ khí SolidWorks là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng để vẽ cơ khí, phần mềm thiết kế này giúp cho kỹ sư cơ khí thiết kế nhanh hơn, thể hiện ý tưởng một cách chân thực và thông minh.
SolidWorks được xem là một trong trong các ứng dụng mô hình hóa 3D phổ biến nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp hiện nay. Nếu như bạn vẫn còn hoài nghi liệu sản phẩm phần mềm vẽ 3D cơ khí SolidWorks đến từ Pháp này có thật sự là kỹ năng cần thiết cho kỹ sư cơ khí hay không thì hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm của phần mềm này nhé!
Ưu điểm
- Linh hoạt chuyển đổi giữa các môi trường thông qua đường dẫn trên sơ đồ.
- Thông số kỹ thuật của mỗi đối tượng trong các môi trường thiết kế đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính tự động cập nhật thông tin khi các thông số này thay đổi trên bất kỳ môi trường nào.
- Với SolidWorks, mỗi một câu lệnh có nhiều mục đích thực hiện, chính vì vậy số lượng câu lệnh ít và dễ nhớ. Ngoài ra, các câu lệnh đều có hướng dẫn cụ thể đi kèm.
- Hình ảnh trên các môi trường thiết kế được quan sát theo nhiều chế độ: dạng các nét vẽ, dạng khối đặc
- Các thanh công cụ đều được biểu tượng hóa, kèm theo đó tên lệnh dễ nhớ, giúp cho các thao tác trở nên đơn giản.
- Hệ thống thư viện được thiết kế mở. Các đối tượng lấy ra bằng cách chọn các thông số đặc trưng theo nhiều hệ tiêu chuẩn thiết kế. Chính vì vậy, người dùng có thể tự thành lập cho mình những thư viện dùng riêng cho từng mục đích thiết kế.
- Có khả năng tự động tạo đối tượng 3D từ các hình chiếu tiêu chuẩn 2D của đối tượng.
- Có thể sử dụng trong việc thiết kế các loại công trình xây dựng phục vụ cho công tác quy hoạch, không gian kiến trúc ở quy mô nhỏ, ngoài ra còn có khả năng mô phỏng các loại vật liệu xây dựng.
- Hỗ trợ lắp ráp các chi tiết nhỏ thành một cụm chi tiết: Việc lắp ráp các chi tiết trong môi trường lắp ráp của SolidWorks hết sức thân thiện và dễ sử dụng đối với cả những người mới và đã dùng quen, giúp các bạn sinh viên dễ dàng hình dung nên quy trình công nghệ lắp ráp các chi tiết máy trong thực tế một cách nhanh chóng.